1. Xét tuyển thẳng thí sinh đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế bậc THPT và những thí sinh đủ điều kiện khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Xét tuyển dựa trên thành tích học tập và năng lực ngoại ngữ
Nguyên tắc xét tuyển: Xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm xét tuyển.
Điểm xét tuyển = Điểm quy đổi + Điểm ưu tiên quy đổi (nếu có)
Trong đó:
- Điểm quy đổi: được trình bày cụ thể trong từng nhóm xét tuyển.
- Điểm ưu tiên quy đổi được được tính như sau:
Điểm ưu tiên quy đổi = [(300 - Điểm quy đổi)/7,5] x mức điểm ưu tiên quy định trong quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT
- Điểm xét tuyển được làm tròn hai (02) chữ số thập phân.
Trong trường hợp có nhiều thí sinh đạt cùng Điểm xét tuyển nhưng vượt chỉ tiêu tuyển sinh đã công bố, Nhà trường xét tuyển ưu tiên lần lượt từ cao xuống thấp theo điểm trung bình các môn của học kỳ I của năm lớp 12.
Cụ thể gồm 4 nhóm sau đây:
Nhóm 2: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 của Việt Nam, đã tham gia cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” trên Đài truyền hình Việt Nam. Điểm quy đổi Nhóm 2 được được quy định như sau:

Nhóm 3: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 của Việt Nam đoạt giải Khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, giải Nhất, Nhì, Ba kỳ thi học sinh giỏi
trung học phổ thông cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chương trình dành cho học sinh lớp 12). Trường hợp các tỉnh có tổ chức kỳ thi học sinh giỏi riêng cho các khối lớp trung học phổ thông khác nhau, Nhà trường chỉ sử dụng kết quả của kỳ thi học sinh giỏi trung học phổ thông tổ chức cho khối lớp cao nhất. Điểm quy đổi Nhóm 3 được được quy định như sau:

Chú ý: Điểm quy đổi Nhóm 3 chỉ được áp dụng cho thí sinh đăng kí vào đúng ngành quy định, trường hợp thí sinh đăng kí không đúng ngành quy định, điểm quy đổi sẽ bằng không, cụ thể:
- Thí sinh đoạt giải một trong các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Tin, Sinh học được đăng kí tất cả các ngành của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
- Thí sinh đoạt giải một trong các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân chỉ được đăng kí các ngành (1) Luật, (2) Luật kinh tế, (3) Quản lý nhà nước.
Nhóm 4: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 của Việt Nam đạt IELTS 5,5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (đến ngày kết thúc nộp hồ sơ ĐKXT) và có tổng điểm 02 môn gồm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn đạt từ 12 điểm trở lên.
Tổng điểm 02 môn gồm môn Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn được tính như sau:
Tổng điểm 02 môn = Điểm môn Toán + Điểm môn được chọn (trong các môn: Vật lý, Hóa học, Ngữ văn)
Giả sử môn A là môn chọn để xét, điểm môn A được tính như sau:
Điểm môn A = (Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 10 + Điểm trung bình môn học A cả năm lớp 11 + Điểm trung bình môn học A của học kỳ I năm lớp 12)/3
Điểm của từng môn (được tính theo thang điểm 10) lấy từ kết quả học tập trong chương trình THPT các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12 (điểm học bạ). Điểm môn A được làm tròn hai (02) chữ số thập phân. Điểm quy đổi Nhóm 4 được quy định như sau:

Nhóm 5: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 của Việt Nam có kết quả xếp loại học lực GIỎI các năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I của năm lớp 12.
Điểm quy đổi Nhóm 5 được tính dựa trên Tổng điểm trung bình Nhóm 5. Tổng điểm trung bình Nhóm 5 = (Điểm trung bình các môn cả năm lớp 10 + Điểm trung bình các môn cả năm lớp 11 + Điểm trung bình các môn của học kỳ I của năm lớp 12).
Tổng điểm trung bình Nhóm 5 từ 24 đến 30 điểm, được quy đổi như sau:
- Tổng điểm trung bình Nhóm 5 tối thiểu là 24 điểm tương ứng với điểm quy đổi là 225 điểm.
- Tổng điểm trung bình Nhóm 5 tối đa là 30 điểm tương ứng với tổng điểm quy đổi là 286 điểm
